Từ thành phố Ninh Bình, theo quốc lộ 1A
cũ khoảng 10km đến ngã ba Gián khẩu, rẽ trái theo tỉnh lộ 477 về phía thị trấn
Nho Quan 18km, đến đê Lạc Vân rẽ trái
khoảng 500m đến di tích. Di tích không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh
của Nhân dân trong vùng mà còn là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt trong
các giai đoạn đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Khuôn viên
di tích Đình làng Cẩm Địa
Hiện nay, di tích là nơi thờ tự Đương
cảnh Thành hoàng Uy ninh Tôn thần, Tản Viên sơn tham vị và thần Cao Minh Linh
ứng. Đây là những nhân vật lịch sử có công với nước, cai quản phần âm phù trợ
cho dân làng.
Tương truyền rằng: Tản Viên Sơn Thánh
cùng với Cao Sơn và Quý Minh là ba anh em con chú, con bác, quê ở động Lăng
Xương, huyện Gia Hưng, tỉnh Thanh Hóa, đạo Sơn Tây. Năm 13 tuổi, cha mẹ qua
đời, cả 3 anh em đều sang làm con nuôi bà Ma Thị. Tuấn Công được Thái Bạch Kim
Tinh ban cho gậy thần, Long Vương trả ơn bằng sách ước, lại được mẹ nuôi Ma Thị
giao tất cả núi non trên đất liền. Tuấn công phân non sông làm đôi, bên tả cho
Sùng công gọi là Tả Khiêm thần, bên hữu cho Hiển công gọi Hữu Khiên thần. Từ đó
Nhân dân gọi các ông là Tam vị Thánh Tản.
Ban thờ Tam vị Thánh Tản,
Thành hoàng Uy Ninh và Cao Minh Linh Ứng
Trong các
cuộc kháng chiến, Đình là nơi được chọn làm trụ sở cho dân quân du kích hoạt
động, làm đài quan sát tiền tiêu, theo dõi hoạt động của địch để báo động cho
Nhân dân sơ tán và có kế hoạch chống càn diệt địch; Thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ, di tích là cơ sở để phục vụ các hoạt động của làng xã như kho lúa của hợp
tác xã, địa điểm của lớp bình dân học vụ.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử,
sự tàn phá của chiến tranh; năm 2012 di tích được phục dựng và trùng tu tôn
tạo. Toàn bộ di tích được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Nhất, 3 gian. Hiện
di tích còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như: 5 sắc phong thời Nguyễn, công trạng
của những vị thần, long ngai, bài vị…..
Bát hương bằng gốm
Để tưởng nhớ đến các vị thần có công với nước, hằng
năm vào ngày 6/1 âm lịc Nhân dân thường xến đình thắp hương cầu nguyện một năm
mưa thuận, gió hòa, may mắn trong cuộc sống. Lễ Kỵ Thành Hoàng được tổ chức
trong 2 ngày 9-10/11 âm lịch. Đây là dịp để Nhân dân trong vùng và du khách
thập phương về sinh hoạt và tỏ lòng thành tri ân đối với các vị thần. Di tích
được UBND tỉnh công nhận di
tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2019.